Lịch sử Tòa án tối cao Singapore

Tiền nhiệm sớm nhất của Tòa án tối cao là Tòa án Tân Thành, Singapore và Malacca do Hiến chương tư pháp thứ hai thành lập, ban hành như thư chuyên lợi vào ngày 27 tháng 11 năm 1826,[2] bao gồm Thống đốc khu thuộc địa eo biển, các công sứ thường vụ của khu thuộc địa, là nơi tòa án ở, và thẩm phán khác tên là Thẩm phán tuần hồi.[3] Hiến chương tư pháp thứ ba ngày 12 tháng 8 năm 1855 cải tổ tòa án và cho Khu thuộc địa thêm hai Thẩm phán tuần hồi, một cho Tân Thành và một cho Singapore cùng Mã Lục Giác.[4]

Sau khi tổ chức lại thành Khu thuộc địa vương thất, hữu hiệu từ ngày 1 tháng 4 năm 1867,[5] thì Tòa án biến thành Tòa án tối cao Khu thuộc địa eo biển.[6] Thống đốc và công sứ thường vụ ngừng làm thẩm phán,[7] sau khi có sửa đổi thêm vào năm 1873 thì bây giờ bao gồm hai Ban: Ban Singapore cùng Mã Lục Giác bao gồm Chánh tòa tối cao và Thẩm phán cao cấp, Ban Tân Thành bao gồm Thẩm phán Tân Thành và Thẩm phán sơ cấp. Tòa án tối cao nhận được thẩm quyền xét xử tố tụng dân sự như tòa thượng thẩm, vào năm 1878 thẩm quyền và quyền cư trú của thẩm phán mở rộng, bãi bỏ ngầm tính phân chia địa lý của tòa.[8] Kháng cáo phán quyết Tòa án tối cao do Tòa thượng thẩm Anh Quốc xét xử, sau đó do Hội đồng nữ hoàng, sau đó do Ủy ban tư pháp Viện cơ mật.[9]

Do luật thông qua vào năm 1885[10] mà Tòa án tối cao bao gồm Chánh tòa tối cao và ba thẩm phán, năm 1907[11] cải tổ đáng kể, bây giờ có hai ban, một ban sơ thẩm tố tụng hình sự và dân sự, một ban thượng thẩm.[12]

Khi Singapore bị Nhật Bản chiếm đóng (1942 - 1945), mọi tòa án hoạt động theo Anh Quốc bị tòa án do Chính quyền quân sự thay thế, Cầm pháp viện Chiêu Nam (Tòa án tối cao) thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 1942, có Tòa thượng thẩm nhưng không bao giờ triệu tập. Sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, tòa án tiền chiến khôi phục, hệ thống tòa án không thay đổi khi Khu thuộc địa eo biển bị giải tán và Singapore trở thành Khu thuộc địa,[13] ngoại trừ việc Tòa án tối cao Khu thuộc địa eo biển đổi tên thành Tòa án tối cao Singapore.[14]

Tối cao pháp viện đại hạ (tiền cảnh bên trái), Trụ sở Tòa án tối cao hiện tại (giữa) và Tòa thị chính (tiền cảnh bên phải) nhìn từ trên không.

Singapore giành độc lập tách khỏi Anh Quốc bằng cách gia nhập Malaysia vào năm 1963, quyền tư pháp Malaysia giao cho[15] Tòa án liên bang, Tòa án cao đẳng Malaysia, Tòa án cao đẳng Borneo (bây giờ Tòa án cao đẳng Sabah và Sarawak) và Tòa án cao đẳng Singapore (thay thế Tòa án tối cao thuộc địa).[16] Kháng cáo phán quyết Tòa cao đẳng Singapore do Tòa án liên bang ở Cát Long Pha Liên xét xử, sau đó do Viện cơ mật. Tư cách thành viên không sống lâu, vào năm 1965 Singapore rời bỏ mà trở thành nước cộng hòa độc lập, tuy nhiên Tòa cao đẳng vẫn là một phần của hệ thống tòa án Malaysia đến năm 1969, khi Luật tòa án tối cao[17] ban hành để chính quy hóa hệ thống tòa án. Hữu hiệu ngày 9 tháng 1 năm 1970, đạo luật ấn định rằng Tòa án tối cao bao gồm Tòa án thượng thẩm, Tòa án thượng thẩm hình sự và Tòa án cao đẳng, Ủy ban tư pháp Viện cơ mật vẫn là tòa thượng thẩm cao nhất[18] đến khi Tòa thượng thẩm có thẩm quyền hình sự và dân sự thành lập, khả năng kháng cáo lên Ủy ban bị bãi bỏ hoàn toàn vào năm 1994.[19][20]

Lại Tú Châu là nữ Thẩm phán Tòa án tối cao đầu tiên, nhậm chức vào ngày 30 tháng 4 năm 1994.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa án tối cao Singapore http://www.channelnewsasia.com/stories/singaporelo... http://0-www.lexisnexis.com.lib.utep.edu/hottopics... http://www.commonlii.org/sg/cases/SGCA/ http://www.commonlii.org/sg/cases/SGHC/ //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //www.worldcat.org/issn/0218-3161 //www.worldcat.org/issn/0219-6638 //www.worldcat.org/oclc/224717046 http://www.lawgazette.com.sg/2010-02/news2.htm http://www.agc.gov.sg/aboutus/docs/Speech%202010.p...